Hosting Việt nam

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp hosting Việt Nam. Vậy đâu mới là nhà cung cấp hosting hàng đầu tại Việt Nam năm 2017 vừa qua.

Với bài viết này mình muốn tổng hợp tất cả các tiêu chi, phân loại cũng như đánh giá để có thể tìm ra Top 10 Hosting Việt Nam năm 2017.

Như các bạn đã biết, hiện tại ở Việt Nam theo thống kê từ VNNIC có khoảng 13 nhà cung cấp tên miền (đồng thời cũng là nhà cung cấp hosting) đi kèm với hơn 300 nhà cung cấp dịch vụ hosting chuyên nghiệp. Điều này làm cho việc lựa chọn hosting Việt Nam từ khách hàng là rất khó khăn.

Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ không đi sâu vào phân tích kỹ thuật mà chỉ tập trung đưa ra các con số thống kê và phân tích dựa trên số liệu từ các diễn đàn lớn về IT cũng như các hiệp hội, các sự kiện lớn của ngành cùng phản hồi của đại đa số người dùng hosting Việt Nam nhằm đưa ra một bảng xếp hạng công bằng nhất góp phần định hướng người dùng hosting Việt Nam tới các đơn vị cung cấp dịch vụ hosting Việt Nam chuyên nghiệp nhất chỉ riêng trong năm 2017.

Các tiêu chí mà tôi dùng để thống kê hosting Việt Nam tốt nhất 2017 bao gồm:

  1. Thống kê nhà đăng ký tên miền ở VNNIC
  2. Thống kê công nghệ nổi bật 2014 – 2017
  3. Thống kê các hoạt động truyền thông 2014
  4. Thống kê các phần mềm và hỗ trợ trong chăm sóc khách hàng
  5. Thống kê thị phần trong bản đồ các nhà cung cấp hosting Việt Nam
  6. Thống kê các hoạt động nổi bật trên các diễn đàn IT lớn 2014 là
    • Sinhvienit.net
    • Vn-zoom.com
    • Nukeviet.vn
    • Tinhte.vn
  7. Thống kê sức lan tỏa của thương hiệu
  8. Thống kê về hoạt động cộng đồng
  9. Thống kê về độ ổn định
  10. Thống kê về tốc độ

Như vậy, theo tổng hợp của các tiêu chí trên tôi xin xếp hạng như sau :

  1. Mắt Bão – ODS
  2. PA Việt Nam
  3. DIGISTAR
  4. Nhân Hòa
  5. Viettel
  6. Tenten
  7. FPT
  8. VDC
  9. Vdata
  10. Vhost

Phân tích chi tiết các nhà cung cấp dịch vụ hosting Việt Nam theo các tiêu chí như sau :

  1. Mắt Bão – ODS – liên minh chiếm thị phần hosting Việt Nam lớn nhất ngành
    • Nhà đăng ký tên miền Việt Nam đứng thứ 3 (sau FPT và PA Việt Nam)
    • Xây dựng mới hoàn toàn Datacenter tại Cộng Hòa
    • Truyền thông nổi bật 2017 thông qua việc trở thành nhà cung cấp license Parallels thứ 2 tại Việt Nam
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 7/10
    • Kết hợp thành công hoạt động hosting và datacenter, khống chế thị phần ngành
    • Không có hoạt động trên các diễn đàn lớn 2017
    • Thương hiệu nổi tiếng từ lâu và ổn định
    • Không có hoạt động nổi bật nào trong cộng đồng 2017
    • Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp đạt trung bình khá
  2. PA Việt Nam – nhà cung cấp hosting Việt Nam đầu tiên
    • Nhà đăng ký tên miền Việt Nam đứng thứ 1
    • Triển khai mới Hosting SSD nhưng hiệu quả không cao
    • Truyền thông Sàn Giao Dịch tên miền đầu tiên tại Việt Nam nhưng thất bại vì thiếu văn bản luật hướng dẫn
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 8/10
    • Chiếm thị phần hàng đầu của ngành nhờ là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên
    • Không có hoạt động trên các diễn đàn lớn 2017
    • Thương hiệu nổi tiếng từ lâu và ổn định
    • Không có hoạt động cộng đồng lớn 2017
    • Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp đạt trung bình khá
  3. DIGISTAR – nhà cung cấp top 3 thị trường hosting Việt Nam 2017
    • Là nhà cung cấp tên miền Việt Nam hàng đầu của ngành
    • Có công nghệ Cloud VPS, Cloud Server tốc độ cao (theo Tinh Tế)
    • Khá nổi bật trong hoạt động truyền thông 2017.
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 7/10
    • Thị phần đứng thứ 3 trong các nhà cung cấp hosting Việt Nam.
    • Hoạt động tích cực trên các diễn đàn lớn như SinhvienIT, VN-Zoom, DDTH,…
    • Là thương hiệu trẻ nhưng vẫn có những điểm nhận diện thương hiệu nổi bật và độc đáo
    • Cung cấp chương trình Miễn phí Cloud Hosting cho cộng đồng Hosting VIệt Nam 2017
    • Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp đạt xuất sắc.
  4. Nhân Hòa – nhà cung cấp hosting Việt Nam lâu năm ở miền Bắc
    • Vừa trở thành nhà đăng ký tên miền Việt Nam nhưng phát triển không mạnh
    • Vừa mới triển khai cloud 2017 nhưng chất lượng ở mức vừa phải, còn lỗi nhiều
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật 2017
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 6/10
    • Thị phần đứng thứ 6 hoặc 7 trong các nhà cung cấp hosting Việt Nam
    • Ít khi có các hoạt động trên các diễn đàn lớn 2017
    • Là thương hiệu lâu đời ở miền Bắc, nhờ đó có thị phần tương đối lớn
    • Có các hoạt động cộng đồng nhưng nhìn chung không nổi bật 2017
    • Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
  5. Viettel – mạnh nhờ tài chính tập đoàn và hạ tầng Datacenter có sẵn
    • Mới đẩy mạnh hoạt động trên thị trường hosting nhưng thị phần chưa tương xứng
    • Triển khai cloud vps và cloud server sớm từ 2013 và đẩy mạnh trong 2017
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật 2017
    • Voip, chăm sóc khách hàng 4/10
    • Thị phần chưa nhiều do mới thâm nhập 2, 3 năm trở lại đây
    • Không chủ trương hoạt động diễn đàn 2017
    • Hưởng lợi lớn từ thương hiệu chính của tập đoàn
    • Không có hoạt động nổi bật 2017
    • Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
  6. Tenten – mạnh nhờ tài chính của quỹ đầu tư nước ngoài (Nhật Bản)
    • Nhà đăng ký tên miền Việt Nam mới, tập trung phát triển mảng này trong 2 năm 2013, 2017 là chủ yếu
    • Đang phát triền công nghệ Hosting SSD
    • Truyền thông, quảng cáo khá nhiều để gây chú ý, chủ yếu trên các trang báo lớn và dàn trải nhờ có kinh phí quảng cáo khổng lồ từ tập đoàn Nhật Bản
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 5/10
    • Thị phần đứng thứ 5 hoặc 6 trong các nhà cung cấp hosting Việt Nam
    • Có chuyên mục trên nukeviet.vn ở ngoài bắc nhưng không chú trọng nhiều
    • Thương hiệu mới nổi ở miền Bắc nhưng độ tin cậy chưa cao do nhờ tài chính chủ yếu
    • Không tập trung nhiều cho hoạt động cộng đồng 2017
    • Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
  7. FPT – mạnh nhờ tài chính và thương hiệu FPT
    • Nhà đăng ký tên miền Việt Nam đứng thứ 3
    • Không có công nghệ nổi bật ngành 2017
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật 2017
    • Voip, chăm sóc khách hàng 4/10
    • Thị phần chưa nhiều dù tiềm lực lớn do phụ thuộc vào công ty mẹ và chậm thay đổi
    • Không chủ trương hoạt động diễn đàn 2017
    • Hưởng lợi lớn từ thương hiệu chính của tập đoàn
    • Không có hoạt động nổi bật 2017
    • Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
  8. VDC – mạnh nhờ mối quan hệ nhà nước
    • Nhà đăng ký tên miền Việt Nam top cuối
    • Triển khai cloud vps và cloud server trong năm 2017
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật 2017
    • Voip, chăm sóc khách hàng 4/10
    • Thị phần 2013 tốt nhưng 2017 mất khá nhiều do rủi ro từ sáp nhập tập đoàn VNPT
    • Không chủ trương hoạt động diễn đàn 2017
    • Hưởng lợi lớn từ thương hiệu chính của tập đoàn
    • Không có hoạt động nổi bật 2017
    • Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình khá
  9. Vinahost – thương hiệu hosting Việt Nam ở miền Nam lâu năm
    • Phấn đấu trở thành nhà đăng ký tên miền Việt Nam vào 2018
    • Hosting SSD và cloud vps nhưng hiệu quả không cao do chậm trễ triển khai
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật 2017
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 6/10
    • Thị phần thu hẹp đáng kể bắt đầu từ 2013, đến 1/2017 mất khoảng 60, 70% khách hàng
    • Kết hợp Sinhvienit.net tặng hosting nhưng chỉ 3 tháng. Hiệu quả không cao
    • Thương hiệu về hosting nổi tiếng từ lâu và ổn định, tuy nhiên đang yếu dần do chậm thay đổi
    • Không có hoạt động cộng đồng lớn 2017
    • Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp website đạt trung bình
  10. HostVN – thương hiệu hosting Việt Nam ở miền Bắc
    • Phấn đấu trở thành nhà đăng ký tên miền Việt Nam vào 2017
    • Hosting SSD và cloud vps nhưng hiệu quả không cao do dàn trải đầu tư
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật 2017
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 6/10
    • Thị phần thu hẹp đáng kể bắt đầu từ 2017, đến 1/2017 mất khoảng 40, 50% khách hàng
    • Triển khai Black Friday nhưng thất bại hoàn toàn cùng nhiều doanh nghiệp trong ngành
    • Thương hiệu về hosting nổi tiếng từ lâu và ổn định ở khu vực miền Bắc, tuy nhiên đang yếu dần do chậm thay đổi
    • Không có hoạt động cộng đồng lớn 2017
    • Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp website đạt trung bình

Trên đây là bài viết của tôi về tiêu chí, quan điểm đánh giá và xếp hạng 10 hosting Việt Nam tốt nhất trong năm 2017. Tất nhiên là các bạn sẽ thấy có nhiều chỗ không đồng quan điểm vì dù sao đây cũng chỉ là bài viết cá nhân, ít nhiều phần nào mang tính chủ quan. Nhưng tôi đã dựa trên những số liệu cụ thể, có thực cũng như các sự kiện, đánh giá của mọi người trong quá trình tổng hợp bài viết này. Hy vọng là bài viết này có thể giúp cho mọi người nắm bắt được thị trường hosting Việt Nam đầu năm 2017 trong lúc có quá nhiều nhà cung cấp Hosting Việt Nam “vàng thau lẫn lộn” trên thị trường để mọi người có  thể chọn được cho mình nhà cung cấp hosting chất lượng và phù hợp với nhu cầu bản thân nhất.

ĐĂNG BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here