Congtyseo

Với hàng tỷ website trên internet, làm sao các Search Engine (tạm dịch là công cụ tìm kiếm – như google, yahoo, ask, bing v.v…) tìm thấy website của bạn, và website của bạn sẽ nằm trên top hoặc ít là trang 1 – 2 gì đó trong kết quả tìm kiếm (SERP – Search engine results page).

Và bạn nên tìm hiểu SEO là gì :)

Đầu tiên, bloghosting muốn nhắc tới một website có những gì, và các search engine sẽ tìm gì trên website của bạn.

Một website bao gồm các thành phần:

  1. Domain, ví dụ: abc.com
  2. Đường dẫn, ví /life/dac-quyen-cua-tuoi-tre/
  3. Title website – phần hiện trên title của browser, và phần này nằm trong thẻ <title></title> của code HTML
  4. Content website – nội dung website, bao gồm text – chữ, và media: hình ảnh, video, flash …
  5. Làm SEO chúng ta quan tâm thêm thẻ META Description, cụ thể bloghosting sẽ viết ở phần sau.

SEO – Search Engine Optimization, từ này theo bloghostng dịch là tối ưu hoá các thành phần của website phù hợp cho việc tìm kiếm của các search engine. Và từ đó chúng ta có được mục đích như nói ở trên, tối ưu hoá để các search engine cho kết quả website nằm ở thứ hạng cao.

Các bước tối ưu hoá được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 10 :) :

1. Chọn keyword (tạm dịch là từ khoá):

Bạn cần chọn keyword cho việc SEO của mình, keyword là cái mà người dùng gõ vào các search engine và đến với website của bạn. Keyword thể hiện đúng nội dung website bạn, chứ không phải đua theo từ hot. Bạn cứ nghĩ, nếu bạn có website quần áo, bạn chọn keyword là “danh thiếp”, người dùng search “danh thiếp” và tới website bạn, chắc chắn họ sẽ tắt ngay vì đó không phải nơi họ cần đến :)

Chọn keyword là việc quan trọng nhất, được đặt ở đầu tiên. Việc chọn đúng keyword sẽ đem lại hiệu quả ngay, và ngược lại với việc chọn sai, bạn sẽ không bao giờ đạt được ý muốn.

2. Chọn domain (tạm dịch là tên miền):

Sau khi xác định được keyword chính cho website của mình, việc tiếp theo là chọn domain. Dù biết chọn một domain là không dễ vì có quá nhiều domain đã được chọn trước, chúng ta cần linh hoạt chọn cho mình một domain thể hiện đúng nội dung website của mình nhất.

Một website bán trái cây, domain traicay.com đã được mua, ta chọn domain traicayviet.com, cũng không đến nỗi tệ :) .

3. Tối ưu hoá đường dẫn (path):

Có tài liệu dùng từ folder/file, nhưng trong các ngôn ngữ lập trình, đường dẫn đã không phải lúc nào cũng trỏ trực tiếp tới folder/file. Các bạn hiểu giúp trong mục này đường dẫn là ý nói tới phần sau của domain (và port), ví dụ: URL là: http://abc.com/life/dac-quyen-cua-tuoi-tre/ thì các bạn hiểu đường dẫn ở mục này là /life/dac-quyen-cua-tuoi-tre/.

Một url kiểu: http://abc.com/index.php?cat=1&article=123 thì quá không hợp lý, ngay cả người dùng còn không thể mường tượng được url này dẫn tới đâu cả, thì bằng cách nào các Search Engine hiểu được sites của bạn nói tới điều gì.

Bạn cần dùng các biện pháp kỹ thuật trong quá trình lập trình (cách đặt tên các controller, action, sử dụng mod rewrite …) để tạo nên một đường dẫn rõ ràng, và tốt nhất là bao gồm cả keyword của mình.

4. Tối ưu page title (tạm dịch là tiêu đề website – phần chữ thể hiện trên các title – tiêu đề của cửa sổ browser – chương trình duyệt web):

Một title tốt là title chứa keyword của mình đã chọn.

Vị trí của keyword chính phải nằm ở đầu tiên, tuỳ theo từng trang.

Bạn có một diễn đàn về café lếch Hàn Thuyên, keyword bạn chọn là “café lếch Hàn Thuyên”, thì title của website nên là: “Café lếch Hàn Thuyên | Những keyword khác”. Vào trang con, ví dụ có bài viết “Nơi hội tụ của những nghệ sỹ đường phố” thì title nên là “Nơi hội tụ của những nghệ sỹ đường phố | Café lếch Hàn Thuyên | Những keyword khác” hoặc “Café lếch Hàn Thuyên | Những keyword khác | Nơi hội tụ của những nghệ sỹ đường phố”, việc lựa chọn này tuỳ thuộc vào độ ưu tiên keyword của bạn .

Nếu bạn chọn title: “Diễn đàn Café lếch Hàn Thuyên” thì điều này đã là không tốt, tệ hơn là đôi khi  thấy các website có title: “Chào mừng các bạn đến với Diễn đàn Café lếch Hàn Thuyên”

Title thường được phân cách bởi dấu “-“ hoặc “|”.

Title không nên quá dài, các Search Engine có giới hạn trong việc tìm kiếm các title,  không nhớ chính xác nhưng hình như google chỉ search tới 160 ký tự của title.

5. Thêm đường dẫn của chính website mình trên các sites:

Bạn nên đặt đường dẫn của website mình trên tất cả các site. Ví dụ như trên header banner của website, bạn đặt “abc” và link tới site abc.com

Điều này rất thường thấy ở tất cả các website, nhưng không phải là text – chữ mà mà hình.

Đặt hình ảnh, thường là logo trên các header banner là điều tốt, nhưng bạn nên đặt nội dung trong thẻ ALT của hình là keyword chính.

Ví dụ: <img src=”/images/abc.png” alt=” abc” title=” abc”/>

6. Tối ưu hoá nội dung:

Nội dung website của bạn nên chứa các keyword và bạn đã chọn bất cứ khi nào có thể, và cũng nên chứa các từ liên quan tới keyword. Lặp lại các keyword khi có thể, nhưng không nên tạo nội dung của bạn như một mẫu tin spam, không có nghĩa, hoặc không đúng ngữ pháp.

Việc thêm vào các “tag” ở cuối mỗi bài viết cũng là một việc nên làm, các “tag” là một từ hoặc cụm từ mà nội dung của bài viết tập trung vào, bên cạnh đó, cũng nên thêm “tag” là keyword của bạn :)

7. Tạo META Keyword

Nên bỏ các keyword của bạn vào trong thẻ META Description. Thẻ này nằm trong phần <head> của code HTML:

<meta name="description" content="Với hàng tỷ website trên internet,
làm sao các Search Engine (tạm dịch là công cụ tìm kiếm – như google,
yahoo, ask, bing v.v…) tìm" />
<meta name="keywords" content="dang khoi,internet marketing,
marketing online,seo" />
<link rel="canonical"
href="abc.xom" />

Nhưng hiện nay, google đã có thông tin sẽ không tìm kiếm trong các thẻ <meta> nữa, nhưng một số searcg engine khác vẫn còn dùng, như Yahoo
8. Liên kết website
Việc này có lẻ đơn giản, và rất nhiều site đã làm rồi.

Ở đây ghi là liên kết website chứ không là đặt link trên các website khác :)

Liên kết website, hai chủ nhân website đồng ý liên kết đến với nhau :)

Tất nhiên, có nhiều bạn đã làm một việc rất hiệu quả là spam link website mình trên các diễn đàn, blog, v.v…  :)

9. Sử dụng text – chữ có nghĩa cho các liên kết trên website

Các bạn có hay thấy chữ “Click here” hay “Nhấn vào đây” ở các liên kết trên website không. Và đó là điều không tốt lắm.

Chúng ta cần sử dụng chữ có nghĩa hoặc hình có thẻ ALT cho các liên kết của mình.

10. Tạo sitemap:

Sitemap HTML: là một trang HTML riêng, như một mục lục cho website của bạn, bao gồm các liên kết trong website. Các search engine có vẻ chú trọng đến các văn bản có đánh dấu đầu dòng hoặc số thứ tự.

Sitemap XML: một file xml hoặc file xml được nén dạng “gz” đặt tại thu mục root – thư mục chính, tiện cho search engine index vào website của bạn.

Bạn có thể sử dụng các công cụ tạo sitemap XML như XML Sitemap builder.

Bên cạnh đó, bạn chú tâm đến google search engine, nên để ý tới Google Sitemap / Webmaster Tools

Chú thích:

Website: trang web, bao gồm nhiều trang con.

Site: là từng trang con trong website.

URL: Uniform Resource Locator – tham chiếu tới các tài nguyên và cơ chế để truy xuất tài nguyên đó.

Bài viết mang tính tổng hợp từ kinh nghiệm cá nhân và một số nguồn trên internet

 

ĐĂNG BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here